Hỏi và đáp (Q&A) về việc dạy tiếng Nhật

*Trong phần dưới đây, từ “người phụ trách” dùng để chỉ người phụ trách việc dạy tiếng Nhật.

1.Về tiếng Nhật của khóa học

Câu hỏi 1 : Trong khóa đào tạo 2 tháng, có 1 tháng được thực hiện ở nước sở tại và 1 tháng còn lại được thực hiện ở Nhật Bản. Vậy, khi xây dựng chương trình giảng dạy thì nên quan tâm và tính đến các yếu tố gì?

Xem trả lời

Trả lời: Nên xây dựng 1 chương trình giảng dạy trong đó phân biệt rõ ràng giữa phần nào có thể học ở nước sở tại và phần nào nên học tại Nhật Bản. Trong số những người đảm nhận việc dạy tiếng Nhật ở nước sở tại cũng có người không hiểu rõ về tình hình xã hội và cuộc sống tại Nhật Bản. Vì vậy, đối với việc học tập tiếng Nhật tại nước sở tại thì nên đưa những nội dung không cần kiến thức đặc biệt về Nhật Bản vào chương trình giảng dạy.

Chẳng hạn như những từ tiếng Nhật liên quan tới việc sử dụng các phương tiện giao thông, trung tâm thương mại hoặc trong việc phân loại rác, thì những người không có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực này sẽ rất khó dạy. Ngược lại, sau khi đến Nhật Bản, học viên sẽ vừa học vừa trải nghiệm cuộc sống thực tếthì sẽ dễ nhớ vì học viên có thể sử dụng những từ vựng học trên lớp học vào cuộc sống thực tế hoặc có thể học thông qua việc nhìn vào các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn thực tế ở Nhật Bản.

Hơn nữa, khóa học tiếng Nhật sau khi đến Nhật Bản sẽ chủ yếu dạy tiếng Nhật thực hành như đi siêu thị, đi dạo trong công viên hoặc giao lưu với người dân xung quanh. Việc va chạm thực tế và thực hành tiếng Nhật sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau chính là con đường ngắn nhất cho việc học tiếng Nhật.

Câu hỏi 2: Tôi luôn cố gắng để lớp học vui nhộn, nhưng không hiểu sao lớp học thuờng rơi vào tình trạng đơn địêu. Vậy làm thế nào để lớp học trở nên sôi nổi?

Xem trả lời

Trả lời: Liệu có phải bạn đang thực hiện việc giảng dạy theo phương pháp đặt câu hỏi hoặc đưa ra những chỉ dẫn để thực tập sinh kỹ năng trả lời, hoặc chỉ đọc nguyên văn trong giáo trình không? Chỉ cần nỗ lực một chút là bạn có thể làm thay đổi lớp học ngay cả khi sử dụng cùng một giáo trình. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp sau:

  • [Ví dụ 1]
    Thực hiện luyện tập hỏi và trả lời hoặc kiểm tra lại câu trả lời của bài luyện tập theo từng đôi hoặc nhóm. Cách làm này, người phụ trách không hỏi, hoặc đưa ra tình huống mà chính nhóm thực tập sinh tự hỏi và trả lời lẫn nhau. Như vậy sẽ làm tăng cơ hội cho học viên nói tiếng Nhật, đồng thời làm cho họ có tinh thần tự giác học tập.
  • [Ví dụ 2]
    Chỉ đọc nguyên những lời hội thoại trong giáo trình thì sẽ không thú vị. Lớp học sẽ trở nên thú vị hơn nếu sau khi từng đôi luyện tập kỹ lời hội thoại trong giáo trình, sau đó bằng cách dùng tên mình hoặc địa danh thực tế để sáng tạo ra những đoạn hội thoại mới làm cho việc luyện tập vui vẻ hơn. Việc này sẽ tạo điều kiện cho thực tập sinh “suy nghĩ và nói ”.

Câu hỏi 3: Khi giờ học, học viên hay nói chuyện riêng và không nghe người phụ trách giảng bài. Nguyên nhân của việc này là do đâu?

Xem trả lời

Trả lời: Có thể chia làm 2 nguyên nhân chính sau đây:

  • (1) Do không hiểu nội dung bài giảng và nghe giáo viên giải thích cũng không hiểu nên học viên quay sang hỏi nhau những chỗ không hiểu.
  • (2) Bài giảng buồn tẻ nên học viên chuyển sang nói chuyện khác.

Trường hợp do nguyên nhân ở mục (1) thì cần phải sáng tạo cho bài giảng dễ hiểu hơn. Chỉ “giải thích” bằng miệng thì thường học viên sẽ khó hiểu, ngược lại, nếu kết hợp minh họa bằng các giáo cụ như ảnh chụp, tranh, hình vẽ… thì học viên sẽ dễ hiểu và hiểu nhanh hơn. Việc đưa ra nhiều câu mẫu cũng góp phần làm cho học viên hiểu nhanh hơn.

Ngoài ra, về cách nói thì người phụ trách cũng cần cố gắng nói ngắn gọn và chỉ nói những điểm quan trọng bằng tiếng Nhật đơn giản và phải nói dễ hiểu.

Trường hợp do nguyên nhân nêu ở mục (2) thì trong lớp học thường chỉ có người phụ trách nói. Nếu ở lớp học mà học viên chỉ nghe không thì sẽ rất chán. Mặt khác, lớp học ngoại ngữ vốn là lớp học mà học viên phải nói nhiều, vì vậy, nguời phụ trách hãy giảm tối đa việc giải thích, và dành nhiều thời gian cho thực tập sinh nói và nghe, đồng thời cố gắng sáng tạo làm cho lớp học trở nên sôi nổi hơn.
* Tham khảo câu trả lời của câu hỏi 2.

Câu hỏi 4: Do quá nhiều học viên nên để tất cả học viên trả lời hết câu hỏi thì rất mất thời gian. Những học viên đợi đến lượt được trả lời câu hỏi thì cũng có vẻ chán. Có cách nào cải thiện tình hình này không?

Xem trả lời

Trả lời: Dù người phụ trách muốn tạo cơ hội cho thực tập sinh nói nhiều, nhưng nếu lớp học đông quá thì cũng khó có thể thực hiện được điều này. Một trong những cách tăng cơ hội nói tiếng Nhật cho học viên là cho học viên luyện tập theo từng đôi hoặc từng nhóm. Cho hai học viên đọc lời hội thoại hoặc cho từng nhóm từ 3 đến 4 học viên hỏi và trả lời lẫn nhau. Có thể áp dụng hình thức này ở nhiều tình huống trên lớp học như vậy lớp học sẽ trở nên sôi nổi hơn. Bạn hãy thử làm theo cách này.

Câu hỏi 5: Người phụ trách việc dạy tiếng Nhật có thể do giỏi tiếng Trung Quốc rất nên thường giải thích bằng tiếng Trung Quốc . Vì thế thực tập sinh hầu như toàn đặt câu hỏi bằng tiếng Trung Quốc và ít sử dụng tiếng Nhật trên lớp học. Phải xử lý tình hình này như thế nào ?

Xem trả lời

Trả lời: Đây là lớp học mà thực tập sinh chỉ có dịp nói tiếng Nhật khi đọc lời hội thoại trong giáo trình và khi trả lời các câu hỏi luyện tập. Nếu như vậy thì tốt nhất là xem lại cách dạy học. Nếu người phụ trách có giải thích ngữ pháp bằng tiếng Trung Quốc thì cũng phải hạn chế đến mức tối đa và phải chuyển sang cách dạy tiếng tập trung vào việc tạo cơ hội cho thực tập sinh sử dụng, nói, cũng như nghe tiếng Nhật là chính.

Câu hỏi 6: Trong lớp học, khi người phụ trách đặt câu hỏi cho một học viên thì ngay lập tức học viên khác trả lời giúp, vì vậy rất khó để cho học viên đó trả lời. Trong tình huống này thì nên làm như thế nào?

Xem trả lời

Trả lời: Do quan niệm ở các nước của thực tập sinh, có thể người ta cho rằng việc người hiểu vấn đề giúp đỡ người khác là điều tử tế và là lẽ đuơng nhiên nên có trường hợp học viên khác trả lời hộ ngay. Hơn nữa, người không thể ngồi im đợi đến lượt mình thì cũng muốn đưa ra câu trả lời để được cùng tham gia vào giờ học.

Để tránh hiện tượng học viên khác giúp đỡ trả lời, thì người phụ trách hãy thử cách đặt những câu hỏi mà chỉ người được hỏi mới trả lời được chứ không phải những câu hỏi nguyên như trong giáo trình hoặc những câu hỏi mà ai cũng có thể trả lời được.

Chẳng hạn như về chủ đề “Nói về dự định cuối tuần” thì người phụ trách hãy vừa thể hiện thái độ là đang hỏi học viên này vừa nói “Anh/Chị A, chủ nhật sẽ làm gì? Có đi đâu không?” và đợi học viên đó trả lời. Khi học viên đó trả lời xong, lập tức quay ra đặt câu hỏi “Anh/Chị B cho biết anh/chị A sẽ làm gì?”. Cách làm như vậy thì không chỉ người được hỏi mà cả người nghe cũng có thể trả lời.

Những câu hỏi mà chỉ người được hỏi mới có thể trả lời được cũng là những câu hỏi sẽ gây sự quan tâm của người khác. Tuy không phải lúc nào cũng có thể đặt ra những câu hỏi như vậy, nhưng người phụ trách hãy cố gắng đặt nhiều câu hỏi như vậy và thể hiện thái độ muốn lắng nghe câu trả lời thì có lẽ sẽ tốt hơn.

Câu hỏi 7: Khi được học viên hỏi cách phân biệt giữa trợ từ “wa” và “ga” thì tôi rất lúng túng. Tôi nên giải thích như thế nào?

Xem trả lời

Trả lời: Thực sự là rất khó giải thích một cách dễ hiểu về sự khác nhau giữa trợ từ “wa” và “ga”. Về ngữ pháp thì cũng có khi học viên không hiểu được ngay cả khi được giải thích bằng tiếng mẹ đẻ, nên khi được giải thích bằng tiếng nước ngoài thì lại càng khó hiểu hơn.

Về mặt ngữ pháp thì có lẽ không chỉ là giải thích mà bạn nên thử thực hiện cách làm dưới đây xem sao.

  • (1)Khi cách nói, viết của thực tập sinh không tự nhiên thì phải cho học viên nói lại, chỉnh sửa cách viết, từ đó học viên sẽ nhận thức được. Nguời phụ trách không cần phải giải thích lý do mà yêu cầu học viên học thuộc như là một quy tắc.
  • (2)Đưa ra nhiều câu mẫu.
    Nên đặt, nói hoặc viết nhiều câu mẫu có sử dụng cách thể hiện trợ từ hoặc từ vựng mà thực tập sinh không hiểu. Học viên dần dần sẽ hiểu đây là do có cách dùng từ hoặc quy tắc mẫu câu như thế. Học viên chắc chắn sẽ dễ hiểu hơn là nghe “giải thích”.

Câu hỏi 8: Sách giáo khoa tiếng Nhật dùng trong khóa học là loại sách mà thực tập sinh đã sử dụng khi học tiếng Nhật ở nước sở tại nhưng học viên mãi vẫn không nói được tiếng Nhật. Vì vậy, nên làm như thế nào?

Xem trả lời

Trả lời: Việc dùng sách giáo khoa mà thực tập sinh có sử dụng trong nước có ưu điểm là sẽ giúp thực tập sinh có thể học lại những chỗ chưa thuộc và có thể xác nhận được là họ có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống giao tiếp hàng ngày ở Nhật Bản hay không.

Tuy nhiên điểm quan trọng trong việc học tiếng Nhật tại Nhật Bản là học viên cần phải vận dụng được những cái đã học vào thực tế . Vì vậy, việc giảng dạy ở Nhật Bản không nên tập trung vào vịêc giải thích ngữ pháp mà nên chủ yếu tạo cơ hội cho học viên tập nói . Cụ thể như sau:

  • (1) Xây dựng mục tiêu nên để cho học viên nói gì đối với từng bài học trong sách giáo khoa.
    Cách đặt mục tiêu cụ thể như sau:
    〇Bài …: Học viên có thể tự giới thiệu bản thân một cách đơn giản (chỉ cần nói được tên mình và tên nơi làm việc)
    〇Bài …: Hỏi tên các đồ vật không biết (chỉ cần để học viên có thể hỏi và nhớ được tên của các đồ vật sử dụng hàng ngày)
    〇Bài …: Biết được nơi để đồ vật đang cần (học viên có thể tìm được những thứ cần thiết trong siêu thị)
    〇Bài …: Sử dụng được các phương tiện giao thông (học viên có thể một mình đi được xe buýt và tàu điện ở địa phương)
  • (2) Luyện tập trong lớp học để học viên có thể sử dụng được tiếng Nhật.
    Đối với những cách nói cần thiết, cho học viên nghe và phát âm nhiều lần. Người phụ trách hỏi và thực tập sinh trả lời hoặc từng cặp thực tập sinh luyện tập hỏi và trả lời lẫn nhau. Nếu mục tiêu là tự giới thiệu bản thân thì khi người phụ trách yêu cầu “Anh/Chị A, hãy tự giới thiệu bản thân mình cho chủ nhà đi” thì học viên đó có thể nói được tên mình và tên của nơi làm việc. Khi đó, nếu những người ít nói thì chỉ cần nói được tên mình và tên nơi làm vịêc là đủ, nhưng nếu những học viên hăng hái thì có thể nói thêm cả những thông tin chi tiết hơn như giới thiệu về người khác. Tóm lại, cần phải làm rõ mục tiêu tối thiểu rồi yêu cầu từng học viên luyện tập để có thể nói được ở mức như mục tiêu đặt ra.
  • (3) Ôn đi ôn lại nội dung đã học.
    Ngôn ngữ nếu không nói lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ bị quên. Vì vậy, điều quan trọng phải là hàng ngày ôn tập bài hôm trước, đồng thời lặp đi lặp lại những hội thoại mà có thể sử dụng được các nội dung đã học.
Prev12Next